Mục lục bài viết
Thời gian qua xuất hiện nhiều chiêu trò lừa đảo trong giao dịch bất động sản, nhiều người đã mất tiền và tài sản quan trọng. Vậy, cách mua đất không bị lừa như thế nào? Có cần thiết phải biết hay không? Hãy theo dõi nội dung bên dưới.
Nếu bạn xem tin tức sẽ thấy khá nhiều vụ chủ đất lừa đảo bán đất cho nhiều người bằng cách làm giấy tờ sổ giả, hoặc nhận cọc số tiền lớn của nhiều bên.
Trong bài viết này, dailocphatland.com muốn chia sẻ đến bạn 5 cách mua đất để không bị lừa khá hiệu quả, chỉ cần bạn năm được chắc chắn không ai có thể lừa bạn. Bây giờ, cùng tìm hiểu nhé.
Xem thêm:
Cách 1: Để không bị lừa nên đi xem đất tận mắt
Nhiều người chủ quan khi mua đất chỉ xem qua sổ đỏ hình dạng lô đất, vì thấy đất đẹp sợ bị người khác tranh mất nên đã xuống cọc ngay, mà không đi xem trực tiếp.
Khi đi xem đất tận mắt, mục đích để mình nắm được hình dáng lô đất, khu vực xung quanh như thế nào, đường xá đã đổ bê tông chưa, các lô đất giáp ranh như thế nào. Đặc biệt đất có cấm mốc, phân lộ giới chưa.
Thứ 2, khi xem trực tiếp sẵn tiện ta hỏi hàng làng xóm xung quanh xem khu vực này có ngập nước không?, đất này có tranh chấp gì không?.
Cách 2: Muốn không bị lừa mua đất hãy nhờ xác minh từ cơ quan nhà nước.
Một vấn đề nữa đó là giấy tờ liên quan lô đất. Khi xem đất trực tiếp bạn dễ dàng kiểm tra sổ chứng nhận quyền sử dụng đất có phải sổ thật không?, có đúng chính chủ là người bán không?
Bước tiếp theo là mình xin chụp sổ để gửi bên địa chính kiểm tra lô đất có đang tranh chấp hay các vấn đề gì liên quan không.
Và liên hệ với bên phòng tài nguyên môi trường kiểm tra quy hoạch của thửa đất đó. Nếu đúng quy trình bạn cần một bản photo sổ hồng và gửi đến cơ quan này để xin trích lục quy hoạch, chi phí khoảng 120.000đ và thời gian chờ là 7 ngày. Nếu quen biết họ làm cho bạn trong 1 ngày và phí cao hơn.
Hoặc bạn có thể kiểm tra trên online xem quy hoạch mới nhất của địa phương đó như thế nào. Thời điểm cuối năm 2021 đa phần các địa phương đã hoàn thiện quy hoạch hết rồi. Và quy hoạch đến năm 2030, kiểm tra xem lô đất có nằm trong khu vực bị thu hồi hay dính quy hoạch giao thông không.
Trường hợp lô đất không có sổ, do chủ chưa làm sổ, nếu họ có giấy tờ chứng minh nguồn gốc đất thì việc làm sổ không quá khó.
Cách 3: Tiến hành thanh toán theo từng giai đoạn
Để việc thanh toán diễn ra an toàn từng giao dịch, bạn nên ra văn phòng công chứng để giao dịch, kể cả đặt cọc. Bên công chứng họ có nhiệm vụ kiểm tra sổ, và các giấy tờ liên quan của bên bán, nếu có vấn đề gì họ sẽ thông báo cho bạn.
Tốt nhất nên đặt cọc trước một ít, tùy theo giá trị lô đất bạn mua mà đặt cọc khoảng 5%. Nêu lô đất đang làm sổ thì nên đặt một ít tiền cọc thiện chí, để chủ đất họ làm sổ, sau khi có sổ ta đặt cọc tiếp một ít nữa. Đây là thỏa thuận của cả hai bên mà thôi.
Nếu gặp trường hợp lô đất chủ bán rẻ hơn thị trường nhiều, tránh tình huống bẻ cọc của chủ đất, có thể bạn công chứng chuyển nhượng ngay luôn vẫn được.
Tùy tình huống mà mình xử lý thôi. Không phải lúc nào cũng thanh toán theo từng giai đoạn.
Cách 4: Lưu ý khi ký hợp đồng chuyển nhượng
Khi đã đến lúc chuyển nhượng, bên bán và bên mua chuẩn bị đầy đủ giấy tờ ra phòng công chứng làm việc.
Bên công chứng họ đã chuẩn bị đầy đủ hợp đồng chuyển nhượng khá chặt chẽ rồi. Nếu trong điều khoản hợp đồng có thỏa thuận riêng bạn có thể nói công chứng viên đưa điều khoản đó vào hợp đồng, hoặc hai bên ký kết giấy tay bên ngoài có công chứng vẫn được.
Sau khi công chứng viên soạn xong hợp đồng, hai bên đọc qua và đồng ý hết. Bên mua sẽ tiến hành thanh toán cho bên bán, rồi sau đó mới đưa bên công chứng đóng dấu vào hợp đồng. (Bên bán phải nhận tiền trước mới tiến hành đóng dấu nhé.)
Sau khi mọi thứ ổn hết, bên bán sẽ đưa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gốc cho bên mua, bên mua sẽ đi đăng ký biến động.
Cách 5: Lưu ý khi làm thủ tục sang tên
Đến giai đoạn này thì mọi việc khá an toàn rồi.
Chỉ có một vấn đề sẽ xảy ra nếu như bên mua khai giá trị đất mua thấp hơn so với quy định của nhà nước, thì việc đăng bộ sang tên dễ bị trả hồ sơ về.
Vì vậy, tốt nhất bạn nên khai đúng giá trị đất hoặc khai cao hơn nhiều so với giá đất niêm yết của nhà nước.
Sắp tới đây, việc khai giá đất chuyển nhượng thấp hơn thực tế sẽ bị siết chặt lại. Nên tốt nhất hãy khai thật với giá trị mình bán. Tổng thuế và phí trước bạ là 2,5%, ngoài ra còn có một số chi phí nhỏ khác.
Thời gian đăng ký biến động là 10 ngày kể từ ngày ký hợp đồng chuyển nhượng. Bên mua mang hồ sơ lên văn phòng một cửa để đăng ký.
Đợi 7 – 10 ngày có giấy báo thuế, đóng thuế xong đợi khoảng 7 ngày nữa sẽ nhận sổ được sang tên bên mua.
Nếu trường hợp bên mua có vay ngân hàng, thì sau khi nhận sổ mới hay sổ đã chỉnh lý thì bên ngân hàng sẽ giữ sổ và làm hợp đồng thế chấp.
Trên đây là những kinh nghiệm lâu năm của tôi, cách mua đất không bị lừa tốt nhất bạn nên trang bị trước kiến thức cho mình. Trong khi mua đất nên nhờ người có kinh nghiệm đi chung để hỗ trợ.
Với 5 cách trên tôi tin rằng bạn đủ tự tin để biết được giao dịch đó có vấn đề hay không. Chúc bạn thật may mắn trong giao dịch bất động sản.
- Có Nên Mua Đất 3 Mặt Đường Không? Theo Phong Thủy Là Đất Tốt Hay Xấu?
- Nên Mua Đất Nền Hay Chung Cư Để Đầu Tư?
- Kinh Nghiệm Trả Giá Khi Mua Đất, Thương Lượng Thành Công 100%.
- Nên Đầu Tư Đất Nền Hay Nhà Phố Để Có Lợi Nhuận Tốt Nhất?
- Thế Nào Là Đất Khai Hoang? Có Nên Mua Đất Khai Hoang Không Có Giấy Tờ?